Chuyến xe bus số 13
Gương? Là cái gương trong lớp kế toán ư? Gương thì làm sao? Tôi chăm chú nghe đại thúc kể tiếp.
“Không biết tự lúc nào, cạnh cái bảng đen lòi ra một chiếc gương, từ khi nó được treo ở đó thì đám nữ sinh rất thích thú, chẳng hiểu nó có tà môn gì, mà sinh viên nào soi gương cũng đặc biệt cao hứng!”
“Soi gương sẽ cao hứng?” Tôi ngờ vực lặp lại câu nói.
“Đúng vậy, rất nhiều sinh viên có nói, họ cứ soi gương sẽ thấy bản thân rất xinh đẹp, cho nên cả lớp ai cũng thích soi.”
Tôi nheo mắt, câu chuyện có vẻ rất ly kỳ: “Sau đó thì sao? Đột nhiên có người tự sát?”
“Sau đó thì càng ngày những sinh viên nữ càng si mê cái gương, càng ngày càng mất không chế, tranh nhau chỗ soi gương mà chửi mắng, đánh lộn, những nữ sinh không tranh được chỗ soi liền tự sát!”
Tôi nghe mà khó có thể tin vào tai mình, há hốc miệng hỏi: “Cái gì? Chỉ vì không soi được gương mà tự sát?”
Tôi hít sâu một hơi, khó tin ngồi im trên ghế: “Cái gương ma quái như vậy, sao nhà trường không dỡ nó đi, còn treo ở đó làm gì?”
Đại thúc cười khổ: “Dỡ đi? Không dễ đâu, đã thuê bao nhiêu người về gỡ nó nó mà không hiểu sao, ai cũng mất tự chủ, cứ đứng soi gương rồi quên mất việc mình đang làm. Chỉ mấy ngày sau, người đó liền tự sát, cái gương được treo từ đó tới giờ, tiếp theo thì xảy ra chuyện tôi kể đấy, toàn bộ ngôi trường liền bỏ hoang!”
Câu chuyện này có vẻ khá quen, việc cái gương không thể gỡ đi cũng giống cái đồng hồ ở công ty tôi. Tiếc một điều là bên chúng tôi có lão Lưu, còn những nữ sinh đáng thương thì chẳng có ai cứu.
Lần đầu tiên tôi nghe kể chuyện ma ở ngay dưới tầng lầu có ma quỷ, lúc mới nghe cứ cảm giác những hồn ma này thật đáng sợ, nhưng sau khi nghe hết câu chuyện, tôi lại thấy đồng cảm và thương xót những nữ sinh từng mất mạng.
Là tà ma hại người!
Đại thúc kể xong, lau khô nước mắt, nhìn tôi chằm chằm, hỏi: “Thứ trên cổ cậu, từ đâu mà có?”
Tôi sửng sốt, rồi mới chợt có phản ứng, chắc ông ta nói đồng tiền hổ văn trên cổ mình. Đồng tiền này là lão Lưu cho tôi lúc cùng xuống động quỷ, từ đó lão chẳng đòi lại nữa, tôi cũng đeo nó theo thói quen, lười bỏ ra, đã quên mất sự có mặt của nó.
Cầm cái động tiền giơ ra, tôi nói: “Cái này à? Một người bạn cho tôi!”
Người bảo vệ già nhìn đồng tiền hồi lâu, biểu tình phức tạp, gật đầu nói: “Bạn cho, vậy thì người bạn của cậu thật hào phóng!”
Tôi cười, định kể về lão Lưu cho ông ấy nghe, nhưng ông ta đã nhắm mắt lại, vẻ mặt mệt mỏi tựa lưng vào tường. Không tiện quấy rầy, tôi đắp cái áo khoác lên mình, cố ngả xuống bàn mà ngủ. Một đêm thật vất vả, tuy vết thương sau lưng đã được băng bó cầm máu, nhưng vẫn đau, tôi ngủ nửa tỉnh nửa mê.
Trời sáng, tôi ngồi dậy quay đầu gọi thằng bé về nhà thì phát hiện không thấy người bảo vệ già đâu nữa. Chúng tôi vừa đi ra khỏi phòng văn thư thì đột nhiên có tiếng rầm rầm rất lớn, cảnh giác, tôi giơ tay tùm thằng bé ra sau lưng.
Sau tiếng đôngh lớn thì phía cầu thang lên tầng 2 phóng ra một lớp bụi đá, trên tầng xảy ra chuyện gì?
Đã cứu được thằng bé, cũng đã được nghe chuyện xưa, tôi không muốn dây dưa ở đây nữa.
“Đi!”
Tôi nhẹ giọng nói rồi kéo thằng bé ra ngoài. Vừa mới bước được hai bước thì lại rầm một tiếng, lần này tiếng vang rất lớn, bụi đất ào xuống còn nhiều hơn. Thật sự là không đi được rồi, không thấy người bảo vệ già đâu, chẳng biết trên tầng xảy ra chuyện gì, liệu ông ấy có gặp nguy hiểm?
Ban ngày ban mặt, gan tôi cũng lớn hơn bình thường, bảo thằng bé ra sân thể dục trước đứng chờ, tôi thuận tay nhặt một viên gạch, leo lên tầng hai. Chắc do câu chuyện tối qua người bảo vệ kể đã kích thích mình, tôi nắm chặt viên gạch trong tay, nhiệt huyết dâng trào, nhất thời chẳng hề sợ hãi.
Lên tầng, tôi hét lớn: “Đại thúc, ông ở đâu?”
Tuy không nghe tiếng ông ấy trả lời, nhưng tôi nhìn thấy, lớp kế toán ở cuối hành lang đang bụi mù mịt, vừa rồi hai tiếng vang lớn hẳn là từ đó mà ra. Không chậm trễ, tôi vội bước nhanh tới cửa, đạp tung, vào trong nhìn xung quanh, vẫn chẳng thấy bóng người bảo vệ già đâu.
Xoay người đi ra ngoài, chợt tôi để ý đến cái gương, giờ là ban ngày, đúng lúc mặt trời đang thịnh, vậy mà cái gương vẫn đen sì. Vừa liếc qua, đột nhiên trong lòng tôi có một sự thôi thúc lạ kỳ, cứ muốn đến để soi mình vào đó.
Ý nghĩ vừa phát sinh, đôi chân liền mất khống chế, như cái máy bước về phía trước, một bước, hai bước rồi ba bước, ngày càng gần.
Tôi thì vẫn rất sợ hãi, câu nói của người bảo vệ tối qua cứ quanh quẩn trong đầu: “Người soi cái gương này đều chết!”
Đang trong lúc ý thức tôi dần mơ hồ thì bỗng cảm giác, đồng tiền hổ văn trước ngực nóng ran lên, sức nóng có thể nướng chín trứng gà. Lập tức cơn bỏng làm tôi thanh tỉnh, nhưng đã quá muộn, bản thân đã ló mặt đến trước cái gương. Trông thấy cảnh tượng trong giơng, tôi sợ đến hét lên một tiếng, tay cầm viên gạch lăng mạnh ra đằng trước.
“Choang!”
Chiếc gương tồn tại 20 năm, đã bị tôi đập nát bét! Thở hồng hộc đứng tại chỗ, nhìn những mảnh vụn đầy đất mà còn chưa nguôi giận, tôi nhấc chân đạp cho bằng nát mới thôi.
Sau khi cái gương bị vỡ, toàn bộ căn phòng nháy mắt trở nên khác thường, bàn ghế đang ngay ngắn bỗng ngã trái ngã phải, cái bảng đen xuất hiện từng đợt vết nứt kêu răng rắc, tôi vội ôm đầu chạy nhanh ra ngoài.
“Rầm!” Một tiếng lớn, toàn bộ trần nhà lớp kế toán đổ sụp, cả căn phòng hoàn toàn vùi lấp. Suýt nữa thì bị chôn sống, nhưng đại thúc không có trong lớp nên không cần lo lắng. Lau mồ hôi, trong lòng vẫn còn sợ hãi, tôi chạy thẳng ra sân thể dục, kéo thằng bé đi.
Chẳng thèm đến bệnh viên xem xét vết thương, tôi tức mình đưa thằng bé về nhà, tiện tìm vợ Ngụy Hữu Chí tính sổ luôn. Tới nhà, gõ cửa rầm rầm, vừa gõ mấy tiếng thì cửa mở ra, chị ta trông thấy con trai vội khóc lóc ôm nó vào lòng.
Tôi hừ lạnh: “Chị được lắm, con mẹ nó hóa ra chị xui thằng bé chạy sang trường. Tôi thấy chị mới là người có bệnh đấy!”
Chị gái xoay người thắng bé kiểm tra một lượt, thấy nó không bị gì, lại nhìn vết thương trên lưng tôi rỉ máu, òa khóc quỳ xuống trước mặt. Tôi sững sờ, đây là chuyện gì?
Đưa tay đỡ chị ta lên, tôi nói: “Chị đừng làm thế, nói rõ chuyện ra xem nào, tại sao chị lại đẩy con mình vào miệng cọp? Suýt nữa hai chúng tôi đã bỏ mạng đấy, biết không?”
Chị ta khóc nức nở: “Chính vì sợ con mình chết nên tôi mới làm vậy. Thật sự xin lỗi cậu, nhưng tôi không còn cách nào khác!”
Nói rồi lại quỳ xuống, tôi bực mình quát: “Chị đừng có làm thế nữa, quỳ lạy có ích gì? Mau nói lý do xem nào!”
Chị ta bảo tôi vào trong nhà nói chuyện, tôi cũng chả sợ, vào sofa chờ nghe giải thích. Chị ta vẫn ôm chặt thằng bé, đứng đối diện tôi, nói: “Từ nhỏ tiểu Trụ Tử đã mắc chứng đau đầu, mỗi lần phát tác rất đáng sợ, hai vợ chồng tôi cho nó uống bao nhiêu thuốc cũng không khỏi. Sau này hàng xóm nghi nó bị tà bệnh, bèn tìm cho một thầy âm dương. Thầy nói, lúc bé, tiểu Trụ Tử bị hồn ma trong trường quấy phá, nếu muốn trị dứt bệnh, phải cùng người khác đi vào để đổi mệnh!”
Chị ta càng nói, âm thanh càng nhỏ, câu cuối cùng gần như tôi chẳng nghe được gì, tôi hiểu, đây là vì trong nhà không đủ tiền đi bệnh viện, bị thầy âm dương đểu kia lừa. Theo tôi đoán, hắn cũng biết trong trường học bị ma ám, căn bản không ai dám đưa thằng bé vào đó ban đêm, nên mới bịa ra để thu tiền.
Hơn nữa, sao cốt truyện này nghe quen tai thế nhỉ, đây con mẹ nó chẳng phải giống cách mà lão Lưu dời cái xe số 13 lên người tôi sao?
Hít sâu một hơi, tuy tấm lòng cha mẹ trong thiên hạ đáng thương, nhưng ám chiêu này cũng quá độc ác đi, bắt người ta đổi mạng lấy mạng con mình. Mạng ai mà chẳng do cha mẹ cho chứ?
Chị gái ôm con khóc rống lên, ai đi qua còn tưởng tôi bắt nạt gì hai mẹ con họ, tôi thở dài nói: “Chị dâu, rõ ràng chị bị tên thầy kia lừa rồi. Đây không phải chuyện thay tài xế, người này lái thì người kia nghỉ, chị lừa tôi và thằng bé cùng vào trường, nếu cả hai đều không ra được thì sao?”
Nghe tôi nói vậy, chị ta chắc cũng hiểu ra, xin lỗi rối rít, tôi cũng chẳng rảnh mà đôi co, nói: “Thế rốt cuộc chị có biết cuốn nhật ký anh nhà ở đâu không?”
Chị ta gật đầu lia lịa: “Tôi biết, cái thùng đó thực ra là tôi giấu đi, để tôi lấy cho cậu!”
Nói rồi xoay người đi vào phòng ngủ, lát sau kéo ra một cái thùng giấy lớn. Trong thùng ngoài những cuốn sổ nhật ký to nhỏ khác nhau thì không còn gì khác. Xem ra năm xưa lão Ngụy viết khá nhiều, tài liệu mà lão Vũ nói, khả năng chính là nhật ký.
Tôi hỏi có thể mượn về đọc dần hay không, chị ta cũng chả quan tâm mục đích của tôi là gì, vội gật đầu đồng ý. Sau khi xong xuôi mọi việc, tôi đến viện kiểm tra vết thương, đồng thời cũng bỏ tiền cho thằng bé chụp chiếu, khám bệnh. Bác sĩ chẩn đoán nó bị động kinh bẩm sinh, cần nằm viện điều trị.
Biết hà họ nghèo rớt mồng tơi, lấy đâu tiền đóng viện phí. Bản thân tôi lái xe bus, tiền tiết kiệm cũng không nhiều, bất đắc dĩ đành gọi điện cho Hoàn Tử Đầu, hỏi vay hắn 3 vạn tệ để thanh toán.
Vợ Ngụy Hữu Chí cảm động, nước mắt nhạt nhòa, chậm rãi lôi ra một cuốn vở bìa vàng trong túi xách, nói: “Cảm ơn cậu, cậu là ân nhân nhà chúng tôi. Cuốn nhật ký này là của lão Ngụy viết lúc còn đi làm ở công ty. Tôi không biết cậu muốn tìm tài liệu gì, nhưng tôi nghĩ hẳn nó có liên quan đến nhật ký của ông ấy!”
Tôi dở khóc dở cười nhận cuốn sổ, thật không ngờ đến nước này mà chị ta vẫn lưu lại hậu chước. Hóa ra nếu mình mà không chi ra 3 vạn tệ, thì cuốn nhật ký này mãi mãi không được nhìn thấy. Đúng là lòng người khó lường!
Sắp xếp mọi việc xong, tôi bắt xe quay về nhà nghỉ, tới nơi đã hơn 9h tối, mụ béo đang đứng ở quầy thấy tôi băng bó thì cười lạnh: “Ai ui, tiểu ca bị người ta chém à?”
Tôi bất đắc dĩ lắc đầu, mồm miệng mụ này không sạch sẽ, tốt nhất là ít nói chuyện thì hơn, giờ quay lên ngủ, mai còn về.
Thấy tôi không nói gì, mụ béo liếc tôi một cái rồi tiếp tục xem TV. Quay lên phòng, tôi gói gém lại hành lý rồi lăn ra ngủ. Sáng hôm sau xuống quầy lễ tân trả phòng, mụ béo lại bắt đầu, nhìn tôi chằm chằm, nói: “Tiểu ca, thần sắc cậu không khỏe, sao thế, gặp ma à?”
Cái mụ này, miệng không nói được câu nào tốt đẹp, phiền phức, tôi đáp: “Đúng, tối qua vào khu trường thương mai, đâu đâu cũng có ma!”
Vừa nghe tôi dứt lời thì mụ béo phun cả vỏ hạt dưa lên người: “Trông cậu thế này mà còn dám vào đó? Ma trông thế nào?”
Tôi thừa hiểu câu nói của mụ, ý mụ nhất định là thấy tôi ăn mặc không giống kẻ có tiền, nên tỏ vẻ châm chọc.
“Ma cũng giống người!” Tôi dửng dưng đáp.
“Đại tỷ, trong trường thương mại không đáng sợ như chị nghĩ đâu, đừng có suốt ngày đồn này đồn nọ, bên trong còn có một ông chú bảo vệ sống đấy!”
Mụ béo cắn hạt dưa, cười lạnh: “Cậu nói là trước đây chứ gì, đúng, có một người bảo vệ, ông ấy khá tốt, chỉ đáng tiếc là…”
Tôi rút nốt tiền phòng ra thanh toán cho mụ, nói: “Đáng tiếc gì, chẳng phải khá tố sao, ông ấy tự biến mình thành lá chắn cho khu trường và người bên ngoài!”
Mụ béo nheo mắt nhìn trần nhà, thờ ơ nói: “Đáng tiếc là cuối cùng vẫn tự sát chứ sao! Làm người tốt thì có tác dụng gì!”
Tôi nghi hoặc: “Đại tỷ, chị nói gì? Người bảo vệ già tự sát? Chị nghe nhầm à, tối qua tôi ở cùng ông ta trong đó, có phải ông ta dáng người thấp, đỉnh đầu bị hói?”
Mụ béo nghe thế, phủi phủi hạt dưa trong tay, mở to hai mắt: “Ý cậu là gì? Tối qua cậu đến đó thật đấy à?”
Tôi gật đầu, mụ béo đột nhiên hất văng đống tiền trên quầy, cũng chả thèm trả lại tiền lẻ cho tôi, đẩy dúi tôi ra ngoài, miệng làu bàu: “Cút cút cút cút, ông bảo vệ kia sau chuyện nữ sinh chết hết, áy náy mà tự sát. Cậu ở trong mồ ra à?”
Còn chưa kịp phản ứng tôi đã bị mụ ta đẩy ra ngoài, rồi đóng sầm cửa lại. Xách thùng nhật ký, tôi không thể hiểu nổi, đứng đực ra một lúc.
Người bảo vệ già đã chết?
Đến ga, vất vả lắm mới nhét được cái thùng to lên tàu, sắp xếp xong, tôi ngồi nhìn ra ngoài cửa kính mà ngây ngốc, hẹn gặp lại Mẫu Đơn, hy vọng Tiểu Trụ Tử khỏi hẳn được bệnh, hy vọng ngôi trường ma ám kia được yên bình.
Hy vọng…
Đang suy nghĩ miên man thì tàu hỏa xình xịch xình xịch khởi động, tôi ngoái nhìn cảnh vật trượt theo cửa kính tàu, chợt bắt gặp một gương mặt tươi cười trong dòng người đang tiễn dưới ga.
Người bảo vệ già đứng đó, mỉm cười vẫy tay từ biệt với tôi!
Thông tin truyện | |
---|---|
Tên truyện | Chuyến xe bus số 13 |
Tác giả | Chưa xác định |
Phân loại | Chuyện Sex, Dâm thư Trung Quốc, Truyện dịch, Truyện sex dài tập |
Ngày cập nhật | 06-11-2023 07:56:50 |